Tác phẩm Đỗ Hựu

Bài chi tiết: Thông điển

Bộ sách Thông điển được Đỗ Hựu biên soạn trong 35 năm, bắt đầu từ năm 766 và hoàn thành năm 801, trong thời gian ông làm Tiết độ sứ Hoài Nam[2], gồm có 200 quyển, chia thành 8 phần: Thực hóa, Tuyển cử, Quan chức, Lễ, nhạc, Binh hình, Châu quận và Biên phòng.

Thông điển bao quát thời gian từ thời thượng cổ đến Đường Huyền Tông, bao quát diện mạo đời sống xã hội, chính trị thời phong kiến Trung Quốc. Thông điển là tác phẩm sử học đầu tiên nghiên cứu về hệ thống pháp luật của triều đình[3]. Đây cũng là tác phẩm sử học đầu tiên đặt nội dung "Hóa thực" lên đầu sách[4]. Ông cũng chỉ ra rằng dân giàu thì nước mới mạnh, từng gia đình no đủ thì đất nước mới no đủ[5].

Ngoài ra, Đỗ Hựu còn thể hiện quan điểm lịch sử phát triển, dùng hiện thực lịch sử để phản bác quan điểm đảo ngược lịch sử. Đỗ Hựu coi trọng con người và đề cao vai trò của con người trong việc thay đổi cuộc sống, thay đổi xã hội chứ không tin vào thiên mệnh[5].

Cách viết sử của Đỗ Hựu sau này được Mã Đoan Lâm thời Nguyên kế tục với tác phẩm Văn hiến thông khảo.